HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

03/04/2020
33 Lượt xem

Cơ hội và thách thức luôn là 2 mặt phát sinh khi một đất nước mở cửa thị trường ra quốc tế.

Và điều này càng được thể hiện rõ nét với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.

Tính tới hiện tại, Việt Nam đã tham gia ký kết 16 FTA – Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương. Trong đó có 13 FTA đã có hiệu lực, 3 FTA đang trong quá trình xét duyệt chờ hiệu lực.

Vậy cùng nhìn lại một cách chân thực nhất, đâu là cơ hội, đâu là thách thức cho thị trường xuất khẩu hàng Việt Nam ra thế giới?

Goldtrans xin đưa ra một vài quan điểm như sau:

1. Cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam

  • Đa dạng thêm nhiều thị trường mới

Khi tham gia vào các FTA, đương nhiên chúng ta sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tới các nước thành viên. Ngay lập tức, hàng Việt Nam sẽ có thêm nhiều thị trường đa dạng, tránh lệ thuộc vào một vài tị trường duy nhất.

Điều này càng được hỗ trợ khi thuế Nhập khẩu vào các thị trường thành viên sẽ giảm, phần lớn xuống 0%, do đó hàng Việt sẽ “rộng cửa”.

Thêm vào đó, chúng ta sẽ có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu

  • Cơ hội thu thêm giá trị xuất khẩu nhiều nhóm hàng

Trước đây chúng ta thường tập trung vào lượng mà chưa tập trung vào “chất”. Với việc mở rộng thị trường, dựa theo yêu cầu của khách hàng đối tác nước ngoài mà doanh nghiệp Việt có thể thu thêm được nhiều giá trị từ những mặt hàng đặc thù.

Những mặt hàng mang tính chuyên biệt sẽ là kênh khai thác tối đa của Việt Nam, đẩy cơ hội quảng bá thương hiệu hàng Việt trên trường quốc tế.

  • Học hỏi được những kiến thức và kinh nghiệm

Chắc chắn, những trở ngại đầu tiên cũng sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt. Chúng ta sẽ có cơ hội được học tập, xin chia sẻ kinh nghiệm và đúc rút được nhiều kiến thức chuyên môn, thị trường từ các nước phát triển. Đây sẽ là những bài học quý báu lâu dài.

 

2. Khó khăn đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Cơ hội là rõ ràng nhãn tiền, nhưng thách thức không nhỏ luôn tồn tại và chờ đợi với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

  • Quy định chặt chẽ về chất lượng, mẫu mã, hàng rào kỹ thuật TBT

Khi có sự nới lỏng về thuế, chắc chắn các nước sẽ có yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, mẫu mã, những yêu cầu về kỹ thuật.

Điều này trước nay luôn là điểm yếu của hàng Việt Nam khi doanh nghiệp Việt thường khá chậm và bị động trong việc thích ứng. Kỹ thuật hạn chế, công nghệ kém phát triển…sẽ khiến doanh nghiệp phải nghiêm túc suy nghĩ để đầu tư bài bản đáp ứng được yêu cầu khó tính của các đối tác nước ngoài.

  • Tính phối hợp kém, quy mô nhỏ manh mún

Hiện tại, các quy mô sản xuất của doanh nghiệp Việt thường nhỏ và manh mún, chưa có tính phối hợp chặt chẽ và định hướng thị trường. Do vậy, sẽ mang tính “mạnh ai nấy làm”. Hệ quả là chúng ta sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô, giảm sức cạnh tranh cho hàng hóa, đánh mất những cơ hội tiềm năng.

Chính phủ, bộ ngành và chính doanh nghiệp cần có sự phối hợp bài bản và chặt chẽ, sâu hơn để phát huy nội lực giúp đỡ doanh nghiệp tối đa.

  • Yêu cầu cao về tiêu chí xuất xứ và bảo hộ

Đã có rất nhiều trường hợp hàng Việt Nam bị kiện chống bán phá giá hay được cảnh báo về xuất xứ không được tuân thủ chặt chẽ.

Doanh nghiệp cần phải chủ động trang bị kiến thức về xuất xứ hàng hóa, đảm báo các tiêu chí cho hàng hóa. Đồng thời, tránh tiếp tay cho các hành vị “tẩy xuất xứ”, lách xuất xứ hàng Trung Quốc rồi xuất khẩu sang nước thứ 3.

Như cuối năm 2019 vừa qua, một số cảnh báo từ việc lách xuất xứ C/O form B khi hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt xuất sang Mỹ đã bị phanh phui.

Nếu điều này tái diễn, nguy cơ rất cao chúng ta sẽ là nạn nhân tiếp theo bị trừng phạt và áp thuế từ Mỹ hay các nước khác.

  • Chi phí Logistics và chính sách hỗ trợ

Một phần rất quan trọng để giúp hàng Việt Nam cạnh tranh tốt và mở rộng thị trường tới các nước lớn chính là cắt giảm chi phí Logistics. Những chi phí vận tải, phí cầu đường, hay các chính sách chuyên ngành cần được cắt giảm.

Hiện nay, các hoạt động hỗ trợ về cung cấp dịch vụ vận chuyển, cước biển, cước hàng không, dịch vụ hải quan thông quan hàng hóa từ các doanh nghiệp Logistics đã rất tốt và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu được cơ chế hỗ trợ từ Chính phủ, chắc chắn sẽ thành công hơn.

Bài viết trên đây chúng tôi xin liệt kê những ý kiến cơ bản nhất. Rất hi vọng có thể hỗ trợ tối đa cho hoạt động xuất khẩu, vận chuyển quốc tế cho Quý doanh nghiệp.

Chung tay phát triển cộng đồng xuất khẩu hàng Việt Nam để tận dụng tối đa cơ hội phát triển.

Trân trọng cảm ơn!

 

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG

Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội: Tầng 2+ 3, B17/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy (số 7, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu), Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam

Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM

Địa chỉ VP tại Móng Cái: Số nhà 85, phố 5/8, Phường Kalong, TP Móng Cái, Quảng Ninh.

Điện thoại: +84. 243 200 8555
Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn
Email: duc@goldtrans.com.vn

Hotline: Mr. Hà 0985774289 – Mr. Đức 0969883838

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan

    Bản quyền thuộc về Golds Trans, thiết kế bới JupiterMedia